Giấy phép lao động cấp lại cho người nước ngoài có thời hạn bao lâu?

Trước đây, thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại cho người nước ngoài là 3 năm hoặc 2 năm tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, theo quy định mới của luật lao động hiện nay thì, giấy phép lao động cấp lại cho người nước ngoài có thời hạn tối đa là 2 năm và thời hạn đó sẽ tùy vào từng trường hợp và mục đích làm việc cụ thể của người lao động nước ngoài.

Các trường hợp được cấp lại giấy phép lao động bao gồm:

  • Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động như: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc.
  • Địa điểm làm việc ghi trên giấy phép lao động là địa chỉ nơi người lao động nước ngoài làm việc. Thay đổi địa chỉ làm việc ghi trên giấy phép lao động là việc người lao động nước ngoài được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc toàn bộ thời gian tại chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở khác của người sử dụng lao động tại cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

Thời hạn của giấy phép lao động cấp lại cho người nước ngoài được quy định như sau:

  • Đối với trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động như: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; số hộ chiếu; địa điểm làm việc thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
  • Đối với trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày thì thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại sẽ theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
  • Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
  • Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
  • Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
  • Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
  • Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
  • Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhanh nhất: 0906 847 588. Hoặc gửi thư về địa chỉ email: GiayPhepLaoDongNhanh@gmail.com