Thủ tục miễn giấy phép lao động cho ngành dịch vụ pháp lý (CPC 861) Tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi để người nước ngoài có thể yên tâm công tác và làm việc tại Việt Nam. Ngoài những đối tượng cụ thể có trong danh sách được miễn giấy phép lao động thì nay có thêm đối tượng: di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nước ngoài đối với dịch vụ pháp lý (CPC 861) thuộc phạm vi 155 phân ngành dịch vụ được các Thành viên WTO tiến hành đàm phán, trong đó Việt Nam là thành viên chính thức.

Vậy thủ tục miễn giấy phép lao động cho người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp đối với dịch vụ pháp lý (CPC 861) được quy định ra sao ? Dưới đây, chúng tôi sẽ tư vấn khách hàng những thông tin có liên quan đến vấn đề này như sau:

Căn cứ để xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nước ngoài thuộc phân ngành dịch vụ pháp lý (CPC 861) bao gồm:

  • Không tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hay đại diện cho khách hàng của mình trước Tòa án Việt Nam;
  • Không tham gia các dịch vụ giấy tờ pháp lý và công chứng liên quan tới pháp luật Việt Nam.
  • Tổ chức luật sư nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức sau:
    • Chi nhánh của tổ chức luật sư nước ngoài;
    • Công ty con của tổ chức luật sư nước ngoài;
    • Công ty luật nước ngoài;
    • Công ty hợp danh giữa tổ chức luật sư nước ngoài và công ty luật hợp danh Việt Nam.
  • Người nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi được cử sang Việt Nam làm việc tại hiện diện thương mại nêu trên.

Hiện diện thương mại của tổ chức luật sư nước ngoài được phép tư vấn luật Việt Nam nếu luật sư tư vấn đã tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu áp dụng cho luật sư hành nghề tương tự của Việt Nam.

Các giấy tờ chứng minh người nước ngoài thuộc trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp đối với dịch vụ pháp lý (CPC 861) và không phải xin giấy phép lao động bao gồm:

  • Văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc cho hiện diện thương mại tại Việt Nam có ghi rõ thời hạn làm việc (Thư bổ nhiệm…)
  • Văn bản xác nhận người nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật (Giấy xác nhận kinh nghiệm việc làm…)
  • Văn bản chứng minh rằng người nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng ít nhất 12 tháng trước khi cử sang Việt Nam làm việc. (Giấy xác nhận kinh nghiệm việc làm, Hợp đồng lao động…)
  • Văn bản chứng minh hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hoạt động trong phạm vi phân ngành dịch vụ pháp lý (CPC 861) như:
    • Giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư,
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,
    • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,
    • Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Các giấy tờ được liệt kê nêu trên nếu bằng tiếng nước ngoài thì được miễn hợp pháp hóa lãnh sự nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mọi thắc mắc của quý khách có thể gọi điện trực tiếp đến hotline: 0906847 588 để được tư vấn miễn phí. Hoặc gửi thư đến địa chỉ giaypheplaodongnhanh@gmail.com