Thủ Tục Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Giáo Viên Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Nền kinh tế Việt Nam từng bước được cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân lực để cung ứng cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, minh bạch, bình đẳng hơn, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên. Chính vì vậy nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng cao, và số lượng giáo viên người nước ngoài đến Việt Nam làm việc cũng rất lớn, nên để đảm bảo người lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam hợp pháp đúng quy định pháp luật của nhà nước thì người sử dụng lao động phải tiến hành làm thủ tục giấy phép lao động.

Hiện nay, nhu cầu dạy và học ngoại ngữ cùng với người nước ngoài đang trở nên rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên để người nước ngoài có thể dạy học và làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp, người sử dụng người lao động nước ngoài cần tiến hành thủ tục xin giấy phép lao động. Giáo viên người nước ngoài giảng dạy và làm việc tại Việt Nam chủ yếu là giáo viên ngoại ngữ, giáo viên dạy tiếng Anh, tiếng Hàn, Tiếng Nhật và tiếng Trung... và các giáo viên dạy Yoga, Gym...Thủ tục cấp giấy phép lao động Giáo viên được xếp vào loại hồ sơ cấp giấy phép lao động cho chuyên gia theo qui định của pháp luật.

Tại sao phải làm giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam?

 Giấy phép lao động (Work permit) là văn bản cho phép người lao động nước ngoài có đủ điều kiện làm việc một cách hợp pháp và do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp. Căn cứ trên văn bản này sẽ chứng minh rằng người được cấp phép được pháp luật Việt Nam bảo vệ theo luật lao động của Việt Nam cũng như quyền lợi hợp pháp của họ được bảo vệ chính đáng.

 Trường hợp nếu người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động thì người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

          - Đối với người lao động nước ngoài có hành vi làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động) thì sẽ bị trục xuất ra khỏi Việt Nam theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP.

          - Đối với người sử dụng lao động là doanh nghiệp tổ chức, trung tâm ngoại ngữ khi sử dụng người lao động nước ngoài mà không có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động sẽ bị xữ phạt:

          + Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người

          + Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;

          + Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên. 

Theo Điều 169: Điều kiện của người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam:

  • Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định.
  • Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
  • Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 172 của bộ luật này.

Trình tự thủ tục, hồ sơ xin cấp GPLĐ cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Bước 1: Về phía người sử dụng lao động.

          - Người sử dụng lao động hay doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài là giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải có giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ do Sở Giáo dục và Đào tạo do tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương cấp.

          - Nộp hồ sơ xin công văn chấp thuận theo mẫu số 1 (thời gian giải quyết thủ tục 15 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ)

Bước 2: Về phía người lao động là người nước ngoài.

          - Đơn đề nghị cấp GPLĐ theo mẫu số 7.

          - Giấy khám sức khỏe nước ngoài (đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và công chứng tư pháp) hoặc giấy khám sức khỏe cấp tại Việt Nam theo danh sách các bệnh viện thuộc công văn số 143/KCB-PHCN&GĐ, có thời hạn 12 tháng.

          - Lý lịch tư pháp nước ngoài (đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và công chứng tư pháp) hoặc lý lịch tư pháp được cấp tại Việt Nam do Sở Tư pháp tỉnh thành phố cấp theo mẫu số 1, có thời hạn 6 tháng.

          - Giấy xác nhận có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng hoặc tương đương trở lên và có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn giảng dạy tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ (trung tâm ngoại ngữ); cơ sở giáo dục mầm non tại nước ngoài (đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và công chứng Tư pháp)

          - Giấy xác nhận có bằng tốt ngiệp từ đại học hoặc tương đương trở lên và có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông (đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt và công chứng Tư pháp)

- chứng chỉ giảng dạy

          - 02 ảnh 4x6 phông nền trắng, không đeo kính.

          - Sao y công chứng hộ chiếu (nguyên cuốn)

Địa chỉ nộp hồ sơ cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh:

SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 159 Pasteur, Quận 3

Điện thoại: (84-08) 3829 1302

visa work permit