Thủ tục xin cấp lý lịch tư pháp Việt Nam cho người Mỹ
Người nước ngoài khi đến Việt Nam để làm việc, lao động, đầu tư đều cần phải xin cấp lý lịch tư pháp để bổ sung và hợp pháp hóa hồ sơ xin cấp giấy phép lao động hoặc các vấn đề khác có yêu cầu về lý lịch tư pháp.
Tại Việt Nam, phiếu lý lịch tư pháp cấp cho người nước ngoài được định nghĩa là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Và được chia làm 2 loại phiếu lý lịch tư pháp:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp theo yêu cầu của công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 1:
- Nội dung bao gồm: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
- Người chưa vi phạm pháp luật hoặc đã được xóa án tích thì ghi “không có án tích”.
- Người đã vi phạm hoặc chưa đủ điều kiện để xóa án tích thì ghi là “có án tích” và nêu cụ thể nội dung án tích.
- Ngoài ra, nếu cá nhân có yêu cầu thêm nội dung về việc đảm nhiệm, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì sẽ được ghi bổ sung thêm vào phiếu.
- Người nước ngoài làm hồ sơ xin giấy phép lao động chỉ cần bổ sung Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2:
- Nội dung bao gồm: họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
- Đối với người chưa bị kết án thì ghi “không có án tích”.
- Đối với người đã bị kết án thì ghi là “có án tích” và nêu chi tiết các thông tin theo thời gian của án tích đã xóa, chưa xóa, quyết định của Tòa án.
- Thông tin cấm đảm nhiệm thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Người không bị cấm thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”.
- Nếu bị cấm thì ghi các thông tin chi tiết việc cấm đảm nhiệm, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản.
Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp dành cho người nước ngoài bao gồm:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định.
- Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người nước ngoài.
- Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người nước ngoài.
- Trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ (chỉ áp dụng cho Phiếu Lý lịch tư pháp số1) thì cần thêm những giấy tờ sau:
- Bản chính giấy ủy quyền do văn phòng công chứng tư nhân cấp (cha, mẹ nộp hồ sơ hoặc là vợ, chồng, con của người được cấp thì không cần giấy ủy quyền).
- Giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) của người được ủy quyền.
Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài nộp tại Sở Tư pháp nơi người nước ngoài cư trú, trường hợp đã rời khỏi Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Tin mới:
- Thủ Tục Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Giáo Viên Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Hồ Sơ Giấy Phép Lao Động Thiếu Bằng Cho Người Hàn Quốc Tại Sở Lao Động Tỉnh Đồng Nai
- Xin giấy phép lao động cho giáo viên tiếng anh người New Zealand
- Tất tần tật những điều cần biết khi làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho chuyên gia IT tại Hồ Chí Minh
- Làm thế nào để cấp lại Giấy phép lao động cho người Uganda tại Bình Thuận nhanh chóng, tiết kiệm
- Bạn đã biết các thủ tục xin miễn Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Bình Thuận chưa?
- Những điều cần biết khi làm thủ tục cấp lại Giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Tiền Giang
- Hướng dẫn chi tiết hoàn thiện hồ sơ miễn Giấy phép lao động tại Tây Ninh
- Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Đồng Tháp cần những giấy tờ gì?
- Một vài điều cần lưu ý khi hoàn thiện hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lao động cho Giám đốc người nước ngoài
Tin cũ hơn:
- Thủ tục cấp GPLĐ cho đại diện tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Tp. Hồ Chí Minh
- Thủ tục miễn giấy phép lao động cho ngành dịch vụ pháp lý (CPC 861) Tại Việt Nam
- Thủ tục cấp lại GPLĐ cho người Philippines khi đến làm việc tại Ninh Thuận
- Thủ tục cấp GPLĐ cho lao động kỹ thuật người nước ngoài
- Thủ tục cấp GPLĐ cho người Đài Loan tại Bình Dương
- Thủ tục làm giấy phép lao động cho người Mỹ tại Bình Dương
- Thủ tục gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động
- Những khó khăn và cách giải quyết khi xin cấp GPLĐ cho người Nhật Bản tại Tp. Hồ chí minh
- Thủ tục bắt buộc để xin cấp Giấy phép lao động cho người Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh
- Làm Giấy Phép Lao Động Cho Người Trung Quốc Hồ Sơ Thiếu Bằng Cấp Xử Lý Sao?