Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người Hàn Quốc tại Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước[2]. Hải Phòng còn là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2015, dân số Hải Phòng là 2.103.500 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.
Được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu nên vận tải biển rất phát triển, đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc, nơi đặt trụ sở của bộ tư lệnh quân khu 3 và Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam.


Hải Phòng là một trong 5 địa phương có quy mô công nghiệp lớn nhất cả nước. Một trong các mục tiêu phát triển của thành phố là trở thành "thành phố công nghiệp và dịch vụ cảng văn minh, hiện đại". Thành phố có mạng lưới các khu công nghiệp được bố trí hợp lý với các khu công nghiệp lớn: Nomura - Đình Vũ, Đồ Sơn – Hải Phòng, Vinashin – Shinec, Tân Liên và nhiều cụm công nghiệp nhỏ và vừa: Quán Toan, Đông Hải, Kiến An – An Tràng... Một số khu công nghiệp lớn của các nhà đầu tư Xinh-ga-po, Đài Loan, Đức đang được nghiên cứu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài. 
Năm 2010, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố tăng gấp 2 lần so với năm 2005, đứng thứ 2 miền Bắc và thứ 6 cả nước.
 Với xu thế người lao động nước ngoài mà cụ thể ở đây là lao động Hàn Quốc đến làm việc tại TP Hải Phòng thì trước khi đến làm việc tại TP Hải Phòng, điều người lao động quan tâm nhất đó chính là việc chuẩn bị và thực hiện các giấy tờ cần thiết theo đúng quy định của pháp luật. 
Bài viết dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người lao động Hàn Quốc khi đến làm việc tại tỉnh TP Hải Phòng.
Thông thường đối với người lao động Hàn Quốc đến TP Hải Phòng làm việc sẽ ở 01 trong 02 trường hợp sau:
-    Trường hợp 1: Người lao động  Hàn Quốc hiện tại vẫn đang ở Hàn Quốc và có nhu cầu muốn sang TP Hải Phòng – Việt Nam làm việc. Đối với trường hợp này, trước tiên người lao động cần xin cấp visa sau đó mới tiến hành cấp giấy phép lao động tại TP Hải Phòng.
-    Trường hợp 2: Người lao động Hàn Quốc đã qua Việt Nam và hiện tại muốn làm việc tại TP Hải Phòng. Đối với trường hợp này thì người lao động Hàn Quốc cần gửi hồ sơ xin cấp giấy phép lao động đến Sở Lao động Xã hội TP Hải Phòng để làm thủ tục.
 Nội dung chủ yếu trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đến các trường hợp có thể xảy ra khi người lao động Hàn Quốc muốn cấp giấy phép lao động tại TP Hải Phòng:
A.    Cách làm visa cho người lao động Hàn Quốc trước khi đến làm việc tại TP Hải Phòng
B.    Thủ tục cấp GPLĐ cho người lao động Hàn Quốc tại TP Hải Phòng 
C.    Thủ tục gia hạn GPLĐ cho người lao động Hàn Quốc tại TP Hải Phòng
D.    Thủ tục cấp GPLĐ cho người bị thiếu giấy tờ: Lý lịch tư pháp, Xác nhận kinh nghiệm hoặc bằng cấp
E.    Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người lao động Hàn Quốc
F.    Gia hạn thẻ tạm trú cho người lao động Hàn Quốc
G.    Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho thân nhân gồm: vợ chồng, con cái, bố mẹ, đi cùng ngừoi lao động
H.    Thủ tục cấp lại GPLD cho người chuyển công ty khác làm việc tại TP Hải Phòng
A/ Làm visa cho người lao động Hàn Quốc trước khi đến Việt Nam: 
Người lao động Hàn Quốc đang ở nước ngoài, có nhu cầu sang Việt Nam công tác, làm việc, thì cần phải có visa nhập cảnh Việt Nam. Có 2 cách để người lao động có thể xin visa vào Việt Nam: Một là xin cấp tại Hàn Quốc, nơi có Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nước CHXHCN Việt Nam, người lao động có thể tự nộp đơn xin visa vào Việt Nam tại đó. Hai là người lao động liên hệ với công ty mình làm việc tại TP Hải Phòng để phối hợp làm visa và sẽ nhận visa tại cửa khẩu. Trong trường hợp hai thì những hồ sơ cần chuẩn bị cụ thể như sau:
    Hồ sơ Công ty sử dụng người lao động Hàn Quốc cần chuẩn bị
•    Công ty của người lao động Hàn Quốc tại TP Hải Phòng sẽ làm thủ tục xin cấp GPLĐ bảo lãnh cho người lao động Hàn Quốc và thực hiện một số form mẫu, cụ thể:
-    Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động.
-    Giấy chứng nhận sức khỏe của người lao động Hàn Quốc được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ y tế. (Danh sách các cơ sở y tế được chấp nhận tại đây tại đây).
-    Văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài có giá trị trong thời hạn 06 tháng, tính đến thời điểm nộp hồ sơ: Trường hợp người lao động Hàn Quốc đã cư trú tại Việt Nam thì phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc trường hợp đang cư trú tại Việt Nam phải có Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp và văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
-    Văn bản của về việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài hoặc văn bản quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố.
•    Scan hộ chiếu người cần visa để cấp Giấy Phép Lao Động  đến Việt Nam
•    Hồ sơ công ty tại Việt Nam bao gồm:Giấy phép đăng ký kinh doanh và Giấy phép  đăng ký mẫu dấu
Lưu  ý : Từ 01/07/2015: Giấy phép đăng ký mẫu giấu của công ty sẽ không cần thiết nhưng công ty phải có giấy chứng nhận kết quả đăng ký mẫu dấu với nhà nước.
    Hồ sơ người lao động Hàn Quốc cần chuẩn bị:
•    Cung cấp bản scan hộ chiếu cho Công ty làm thủ tục cấp visa.
    Thời gian để cấp visa cho người xin GPLĐ từ 5 – 7 ngày làm việc.
•    Thời hạn của visa cấp cho người xin GPLĐ có thể từ 1 tháng đến 3 tháng, sau đó quý khách cần gia hạn lại visa.
•    Quý khách có thể nhận visa tại sân bay quốc tế Việt Nam hoặc đại sứ quán của Việt Nam  tại nước ngoài.
•    Visa dành cho người xin GPLĐ sẽ có ký hiệu DN: là mục đích thương mại hoặc làm việc cho người nước ngoài tại Việt Nam
B/ Thủ tục cấp GPLĐ cho người lao động Hàn Quốc tại TP Hải Phòng:
Theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài muốn lao động hợp pháp ở Việt Nam phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép lao động. Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động nước ngoài phải có trách nhiệm xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (gồm thủ tục cấp mới giấy phép lao động và thủ tục cấp lại giấy phép lao động). Sau đây, chúng tôi xin trình bày các Thủ tục xin giấy phép lao động của Sở Lao động Thương Binh và Xã Hội TP Hải Phòng là cơ quan tiếp nhận trực tiếp hồ sơ giấy phép lao động
    Hồ sơ người lao động Hàn Quốc cần chuẩn bị:
•    Lý lịch tư pháp của người lao động Hàn Quốc đã hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng. (Lưu ý: Lý lịch tư pháp tính đến thời điểm làm hồ sơ không quá 06 tháng kể từ ngày được cấp)..
•    Giấy xác nhận kinh nghiệm trên 05 năm trong lĩnh vực quản lý tương ứng với vị trí làm việc tại Việt Nam của người lao động Hàn Quốc do cơ quan có thẩm quyền cấp theo qui định của nước đó làm việc hoặc bằng cấp của người Hàn Quốc phù hợp với vị trí đảm nhận khi đến làm việc tại Việt Nam: Giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng. (Lưu ý: thời hạn Giấy xác nhận kinh nghiệm phải đảm bảo đủ ngày, tháng, năm tròn 05 năm kể từ ngày làm việc đến ngày kết thúc công việc xin xác nhận).
•    Lý lịch tư pháp Việt Nam (với điều kiện người người nước ngoài đã nhập cảnh Việt Nam từ 2 lần trở lên hoặc đã ở Việt Nam trên 5 tháng)
•    Giấy khám sức khỏe theo tiêu chuẩn của bộ lao động  quy định (Giấy khám sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ y tế) – Danh sách các cơ sở Y tế thực hiện khám sức khỏe theo thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).(Xem tại đây)
•    Hộ chiếu bản sao công chứng.
•    02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
    Hồ sơ Công ty tại TP Hải Phòng cần chuẩn bị:
•    Mẫu công văn chấp thuận cấp GPLĐ cho người lao động Hàn Quốc được UBND TP Hải Phòng đồng ý.
•    Hợp đồng lao động của công ty tại Việt Nam với cá nhân người lao động Hàn Quốc.
•    Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (Mẫu số 6 theo tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và xã Hội). (Xem mẫu số 6 tại đây)
•    Đăng ký kinh doanh công ty: Bản sao y công chứng.
•    Giấy giới thiệu 02 bản.
    Thời gian làm GPLĐ: 10-15 ngày làm việc.
C/ Thủ tục cấp lại GPLĐ cho người lao động tại TP Hải Phòng: Đối với trường hợp này thì Trước thời hạn hết hạn GPLĐ 30 ngày người lao động Hàn Quốc phải làm mẫu công văn số 1 trước (thời hạn làm mẫu công văn số 1 là: 20 ngày làm việc).
•    Giấy phép lao động cũ bản gốc hoặc sao y công chứng.
•    Giấy khám sức khỏe theo tiêu chuẩn của bộ lao động  quy định (Giấy khám sức khỏe được cấp ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam theo quy định của Bộ y tế) – Danh sách các cơ sở Y tế thực hiện khám sức khỏe theo thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).(Xem tại đây)
•    02 ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
•    Mẫu công văn số 1 (Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). (Xem tại đây)
•    Mẫu số 8 (Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). (Xem tại đây)
•    Đăng ký kinh doanh công ty: Bản sao y công chứng
Thời gian làm thủ tục cấp lại GPLĐ: 5-7 ngày làm việc
D/ Thủ tục làm GPLĐ cho người lao động Hàn Quốc bị thiếu giấy tờ: Người lao động Hàn Quốc làm GPLĐ tại TP Hải Phòng có thể bị thiếu 1 trong các giấy tờ sau:
•    Lý lịch tư pháp của nước sở tại
•    Giấy xác nhận kinh nghiệm trên 05 năm trong lĩnh vực quản lý tương ứng với vị trí làm việc tại Việt Nam của người lao động Hàn Quốc do cơ quan có thẩm quyền cấp theo qui định của nước đó làm việc hoặc bằng cấp của người Hàn Quốc phù hợp với vị trí đảm nhận khi đến làm việc tại Việt Nam: Giấy tờ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng. (Lưu ý: thời hạn Giấy xác nhận kinh nghiệm phải đảm bảo đủ ngày, tháng, năm tròn 05 năm kể từ ngày làm việc đến ngày kết thúc công việc xin xác nhận.
•    Lý lịch tư pháp Việt Nam
•    Giấy khám sức khỏe.
Hồ sơ làm GPLĐ bị thiếu giấy tờ, hành khách nên liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chính xác
E/ Thủ tục cấp thẻ tạm trú hoặc gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài:
    Những hồ sơ người lao động Hàn Quốc cần chuẩn bị:
•    Hộ chiếu bản gốc và visa còn hạn ít nhất 6 tháng.
•    GPLĐ bản gốc
•    02 ảnh mầu (kích thước 2cm x 3cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
•    Thẻ tạm trú bản gốc đã hết hạn hoặc sắp hết hạn.
    Những hồ sơ Cty tại TP Hải Phòng cần chuẩn bị
•    Form mẫu NA6 và NA8 (Biểu mẫu này ban hành kèm theo thông  tư  số 04 /2015/TT-BCA ngày 05 tháng  01 năm  2015  ). Download mẫu NA6 tại đây và mẫu form NA8 tại đây
•    Đăng ký kinh doanh công ty và đăng ký mẫu dấu sao y công chứng
    Giải quyết cấp thẻ tạm trú như sau:
•    Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
•    Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú.
•    Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.
F/ Thủ tục Cấp thẻ tạm trú cho thân nhân người lao động Hàn Quốc đi theo: vợ , chồng, con, bố mẹ,…
•    Hộ chiếu của người có GPLĐ
•    Thẻ tạm trú bản gốc
•    GPLĐ bản gốc
•    Hộ chiếu của thân nhân người lao động Hàn Quốc cần làm thẻ tạm trú
•    02 ảnh mầu (kích thước 2cm x 3cm, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, phông ảnh màu trắng), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ 
•    Giấy khai sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn đã hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng.
•    Hồ sơ công ty bảo lãnh
G/ Trường hợp người lao động Hàn Quốc chuyển công ty làm việc: Người lao động Hàn Quốc chuyển đơn vị làm việc phải làm lại GPLĐ, để làm GPLĐ mới, thủ tục cấp lại GPLĐ có thể được miễn giấy:
•    Lý lịch tư pháp nước ngoài
•    Xác nhận kinh nghiệm làm việc
Vậy để biết chính xác Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi