5 điều cần biết về Giấy phép lao động tại Việt Nam

Bạn đang phân vân xin giấy phép lao động? Không biết hồ sơ giấy phép lao động gồm những gì? Nếu không có giấy phép lao động thì bị xử phạt thế nào...  bài viết dưới đây có những kiến thức cơ bản có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc ấy, qua đó tiến hành các bước theo đúng quy định của pháp luật nhằm tạo ra môi trường làm việc hợp pháp và chuyên nghiệp.

1.Giấy phép lao động là gì?

a.Giấy phép lao động (work permit) là loại giấy tờ do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cấp cho người lao động nước ngoài. GPLĐ cho phép người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, hay nói khác đi, quyền và nghĩa vụ của họ được pháp luật Việt Nam bảo vệ theo luật lao động.

b.Trong giấy phép được ghi rõ tổ chức uỷ thác công việc, vị trí và làm việc gì cho người nước ngoài thực hiện. Việc làm được coi là hợp pháp nếu người nước ngoài làm công việc như đã được ghi trong giấy phép.

Điều này có nghĩa là nếu người nước ngoài muốn thay đổi công việc (ví dụ: người sử dụng lao động và / hoặc vị trí làm việc và / hoặc công việc khác), thì phải xin giấy phép lao động mới. Tuy nhiên, có một số trường hợp giấy phép lao động vẫn có giá trị mặc dù có sự thay đổi trong trường hợp cấp – những thông tin về chủ đề này tìm được ở đây.

c. Giấy phép có giá trị trong một thời gian đã được ban hành. Thời hạn giá trị của giấy phép được ghi rõ ngay trong giấy phép đó. Giấy phép lao động cần phải có, trong trường hợp làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động hay hợp đồng dân sự.

2. Phạt hành chính khi làm việc tại Việt Nam mà không có GPLĐ

Nếu người nước ngoài (NNN) làm việc mà không có GPLĐ thì có thể bị phạt hành chính rất nặng, có thể gấp 20-50 lần chi phí làm một GPLĐ, nếu bị thanh tra nhà nước phát hiện.

3. Lợi ích của Giấy phép lao động mang lại?

Được pháp luật Việt Nam bảo vệ về quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình: được xác nhận kinh nghiệm làm việc hoặc lý lịch tư pháp Việt Nam nếu có yêu cầu, và các tranh chấp lao động liên quan…

4. Quy trình và thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép lao động là một quá trình rất phức tạp và thành phần hồ sơ luôn thay đổi, chính vì vậy để xin được giấy phép lao động, đòi hỏi phải thật hiểu biết về giấy phép lao động thì mới xin được.

5. Liên quan giữa GPLĐ và thẻ tạm trú, visa, dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự (HPHLS)

Đây là mối tương quan mật thiết với nhau, không thể tách rời một khi có các trường hợp sau xảy ra:

Trong khâu xin GPLĐ: yêu cầu thành phần hồ sơ tiếng nước ngoài bắt buộc phải được dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự, rồi công chứng bản dịch. Đây là một chuỗi dịch vụ không thể tách rời nhau.

Trong khâu xin TTT: bắt buột phải có GPLĐ thì mới xin được TTT.

Trong khâu HPHLS: tài liệu bắt buộc phải được dịch thuật trước khi HPHLS.

Trong khâu công chứng tư pháp: Hồ sơ tiếng nước ngoài phải được HPHLS thì mới được công chứng bản dịch.

Trong quá trình xin GPLĐ: bắt buộc phải xin visa trước khi xin GPLĐ khi NNN nhập cảnh vào Việt Nam.

 Để biết thêm thông tin về các loại hình dịch vụ làm giấy phép lao động tại Việt Nam, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0906 847 588 hoặc gửi yêu cầu đến địa chỉ email: giaypheplaodongnhanh@gmail.com để được tư vấn miễn phí và chính xác nhất.

Trân trọng cảm ơn !