Thời hạn GPLĐ là bao lâu, người lao động nước ngoài không thể không quan tâm
Giấy phép lao động là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp cho người lao động nước ngoài. Là giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp, cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của họ cũng như người sử dụng lao động. Cũng như các loại giấy tờ khác giấp phép lao động cũng có thời hạn nhất định, khi vượt quá khoảng thời gian trong giấy đã cấp, giấy phép lao động sẽ không còn có hiệu lực. Người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài sẽ phải thực hiện thủ tục cấp mới hoặc cấp lại giấy phép lao động.
Thời hạn của giấy phép lao động được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 và Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo đó, thời hạn của giấy phép lao động là thời hạn của một trong các trường hợp sau nhưng không quá 02 năm (hay tối đa là 02 năm):
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
- Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Qua những quy định trong luật ta thấy rằng thời hạn của giấy phép lao động phụ thuộc phần lớn vào hình thức mà người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Thời hạn đối với những Giấy phép lao động cấp lại:
– Nếu cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động : Thời hạn của giấy phép lao động trong trường hợp này bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
– Nếu cấp lại giấy phép lao động trong trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày (sắp hết thời hạn): Thời hạn của giấy phép lao động trong trường hợp này được tính như các trường hợp cấp mới và đương nhiên vẫn không vượt quá 02 năm.
Một số lưu ý về thời hạn GPLĐ:
– Giấy phép lao động khi hết thời hạn sẽ bị thu hồi. Việc thu hồi sẽ được người sử dụng lao động thực hiện và nộp lại cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
– Thời hạn của giấy phép lao động rất quan trọng đối với thủ tục cấp lại giấy phép lao động (hay thường được gọi là gia hạn giấy phép lao động). Trong khoảng thời gian từ 05 đến 45 ngày trước khi hết hạn, người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện thủ tục này nếu như có nhu cầu. Nếu như đã hết hạn, sẽ phải làm thủ tục cấp mới.
– Người lao động nước ngoài sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn sẽ bị coi là bất hợp pháp và bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Hi vọng qua bài viết này nếu bạn có nhu cầu có thể thực hiện đầy đủ hoặc nếu không thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 0906 847 588 hoặc gửi yêu cầu đến địa chỉ email: giaypheplaodongnhanh@gmail.com để được tư vấn miễn phí và chính xác nhất. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn !
Tin mới:
- Thủ Tục Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Giáo Viên Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Hồ Sơ Giấy Phép Lao Động Thiếu Bằng Cho Người Hàn Quốc Tại Sở Lao Động Tỉnh Đồng Nai
- Xin giấy phép lao động cho giáo viên tiếng anh người New Zealand
- Tất tần tật những điều cần biết khi làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho chuyên gia IT tại Hồ Chí Minh
- Làm thế nào để cấp lại Giấy phép lao động cho người Uganda tại Bình Thuận nhanh chóng, tiết kiệm
- Bạn đã biết các thủ tục xin miễn Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Bình Thuận chưa?
- Những điều cần biết khi làm thủ tục cấp lại Giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Tiền Giang
- Hướng dẫn chi tiết hoàn thiện hồ sơ miễn Giấy phép lao động tại Tây Ninh
- Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Đồng Tháp cần những giấy tờ gì?
- Một vài điều cần lưu ý khi hoàn thiện hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lao động cho Giám đốc người nước ngoài
Tin cũ hơn:
- Cơ quan chịu trách nhiệm thu hồi Giấy phép lao động tại Bình Dương
- Hướng dẫn làm thủ tục miễn GPLĐ tại KCN Hà Nam cho người nước ngoài
- Visa cho người Nga vào Việt Nam có những loại nào?
- Cấp lại Giấy phép lao động tại KCN Hà Nam có phức tạp không??
- Hướng dẫn thủ tục cấp lại Giấy phép lao động tại KCN Vân Phong Khánh Hòa
- Hoàn thiện hồ sơ miễn Giấy phép lao động tại Khánh Hòa
- Địa chỉ khám sức khỏe cho người nước ngoài để làm Giấy Phép Lao Động
- 3 tình huống khó hay gặp khi làm giấy phép lao động và cách xử lý
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người Hàn Quốc tại Hà Nội
- Một số chú ý đối với thủ tục gia hạn Giấy phép lao động tại Việt Nam