Những điều cần biết về lao động nước ngoài tại Việt Nam
Theo nghị định số 11/2016/NĐ-CP vừa ban hành của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/04/2016 quy định chi tiết thi hành Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định này quy định chi tiết về việc cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; việc trục xuất lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động.
Giấy phép lao động là một trong những giấy tờ phải có đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam
Theo đó, có một số điểm mới về lao động nước ngoài tại Việt Nam đáng chú ý như sau:
Xác định lại đối tượng áp dụng bao gồm:
-
Thực hiện hợp đồng lao động;
-
Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
-
Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
-
Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
-
Chào bán dịch vụ;
-
Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-
Tình nguyện viên;
-
Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
-
Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
-
Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.
Người sử dụng lao động nước ngoài bao gồm:
-
Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
-
Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;
-
Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;
-
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
-
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
-
Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
-
Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
-
Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;
-
Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
-
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
-
Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
-
Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Điều kiện cấp giấy phép lao động
-
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
-
Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
-
Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
-
Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
-
Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt
So với quy định cũ, Nghị định 11 bổ sung Khoản 8 Điều 10 về hồ sơ đối với một số trường hợp đặc biệt như sau:
-
Đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động;
-
Đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động;
-
Đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Lao động mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động;
-
Đã được cấp giấy phép lao động theo các trường hợp trên căc cứ vào quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP.
Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
-
Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
-
Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
-
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
-
Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;
-
Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
-
Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
-
Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
-
Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Đồng thời, Nghị định cũng quy định giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 và 8 Điều 174 Bộ luật Lao động và trục xuất người lao động nước ngoài bao gồm:
-
Giấy phép lao động hết thời hạn.
-
Chấm dứt hợp đồng lao động.
-
Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
-
Hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt.
-
Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
-
Giấy phép lao động bị thu hồi.
-
Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động.
-
Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích.
Theo đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động, hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định này (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động) bị trục xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trình tự cấp giấy phép lao động quy định như sau:
-
Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
-
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
-
Đối với người lao động nước ngoài thực hiện hợp đồng lao động thì sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
-
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2016. Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05/9/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Điểm a Mục 4 Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 8/7/2014 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành.
Để hiểu thêm về những thủ tục về Giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động các bạn có thể xem thêm tại đây. Ngoài ra có thể gọi điện đến đường dây nóng : 0906.847.588 hoặc gửi mail về địa chỉ thư điện tử support@vietnamvisaonline.net để được giải đáp miễn phí.
Tin mới:
- Thủ Tục Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Giáo Viên Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Hồ Sơ Giấy Phép Lao Động Thiếu Bằng Cho Người Hàn Quốc Tại Sở Lao Động Tỉnh Đồng Nai
- Xin giấy phép lao động cho giáo viên tiếng anh người New Zealand
- Tất tần tật những điều cần biết khi làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho chuyên gia IT tại Hồ Chí Minh
- Làm thế nào để cấp lại Giấy phép lao động cho người Uganda tại Bình Thuận nhanh chóng, tiết kiệm
- Bạn đã biết các thủ tục xin miễn Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Bình Thuận chưa?
- Những điều cần biết khi làm thủ tục cấp lại Giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Tiền Giang
- Hướng dẫn chi tiết hoàn thiện hồ sơ miễn Giấy phép lao động tại Tây Ninh
- Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Đồng Tháp cần những giấy tờ gì?
- Một vài điều cần lưu ý khi hoàn thiện hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lao động cho Giám đốc người nước ngoài
Tin cũ hơn:
- Thủ tục đề nghị cấp gplđ cho người nước ngoài của chủ doanh nghiệp
- Những điểm mới về giấy phép lao động năm 2016
- Gia Hạn GPLĐ Tại Hồ Chí Minh
- Làm GPLĐ Cho Người Anh Tại Sài Gòn
- Làm Giấy Phép Lao Động Cho Người Đài Loan Tại Hồ Chí Minh
- Làm GPLĐ Tại Hồ Chí Minh Theo Quy Định Mới Từ 01/04/2016
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người Jamaica tại Long An
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người Cu Ba tại Đồng Nai
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người Costa Rica tại Cần Thơ
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người Mexico tại Bình Dương