Những điểm mới về giấy phép lao động năm 2016
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Chính phủ vừa ban hành nghị định số 11/2016/NĐ-CP (nghị định 11) ngày 03 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định 11 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2016, thay thế nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2013.
Giấy phép lao động và những quy định mới năm 2016
Dưới đây chúng tôi xin thông tin một số thay đổi về giấy phép lao động năm 2016 đáng lưu ý như sau:
Về vị trí tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam:
• Người lao động nước ngoài chỉ cần đáp ứng một trong hai điều kiện sau đây là có thể được xem xét làm việc tại Việt Nam đối với vị trí chuyên gia:
- Có văn bản xác nhận là chuyên gia của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài;
- Hoặc có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo.
Về nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
• Theo các quy định trước đây, tất cả mọi trường hợp có nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, doanh nghiệp đều phải nộp thông báo giải trình cho UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, Nghị định 11 đã cho phép trong một số trường hợp nhất định đơn vị sử dụng lao động nước ngoài không cần phải thông báo giải trình nữa.
• Theo quy định những trường hợp được miễn giấy phép lao động (điều 172 Bộ luật Lao động) thì việc phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của doanh nghiệp là không cần thiết. Ngoài ra, điều này còn giúp giảm tải các công việc giấy tờ của cơ quan nhà nước.
Về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động:
• Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
- Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài;
- Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài;
- Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động:
Giấy phép lao động đã được cấp:
• Trường hợp giấy phép lao động bị mất thì phải có xác nhận của cơ quan Công an cấp xã của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật;
• Trường hợp thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động thì phải có các giấy tờ chứng minh;
• Trường hợp giấy phép lao động còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày theo quy định thì phải có giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại và một trong các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài theo quy định.
• Trường hợp người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh là Chuyên gia người lao động nước ngoài; hoặc Nhà quản lý, giám đốc điều hành là người lao động nước ngoài; hoặc Lao động kỹ thuật là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác.
Về lý lịch tư pháp:
Theo quy định mới hiện nay thì đối với Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp, quy định này đã đơn giản hơn rất nhiều so với quy định trước đây (khi người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì yêu cầu cả Phiếu lí lịch tư pháp tại Việt Nam và Phiếu lí lịch tư pháp cấp tại nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng).
Về thời hạn cấp giấy phép lao động:
• Theo quy định mới thì “ Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”, như vậy, so với quy định hiện hành thời gian cấp Giấy phép lao động đã giảm từ 10 ngày xuống còn 7 ngày.
• Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động được nộp trong vòng 45 ngày trước ngày hết hạn, quy định trước đây là 15 ngày.
Đối tượng người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động được mở rộng thêm, bao gồm:
• Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong một năm.
• Giáo viên, nghiên cứu sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam.
• Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.
• Cá nhân có hộ chiếu công vụ vào Việt Nam làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Trước đây, chuyên gia nước ngoài được định nghĩa là cá nhân có bằng đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc. Theo nghị định 11, yêu cầu số năm kinh nghiệm tối thiểu giảm xuống còn 03 năm.
Mặc dù có quy định về miễn giấy phép lao động, trong một số trường hợp người sử dụng lao động cần có xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc/học tập/giảng dạy.
Tương tự như giấy phép lao động, thời hạn xác nhận người lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động không quá 02 năm.
Như vậy, kể từ 01/04/2016, việc xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài đã có nhiều quy định thuận lợi hơn so với Nghị định 102/2013/NĐ-CP, đơn giản hóa thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian xin cấp phép cho người lao động.
Để hiểu thêm về những thủ tục về giấy phép lao động các bạn có thể xem thêm tại đây. Ngoài ra có thể gọi điện đến đường dây nóng : 0906.847.588 hoặc gửi mail về địa chỉ thư điện tử support@vietnamvisaonline.net để được giải đáp miễn phí
Tin mới:
- Thủ Tục Cấp Giấy Phép Lao Động Cho Giáo Viên Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Hồ Sơ Giấy Phép Lao Động Thiếu Bằng Cho Người Hàn Quốc Tại Sở Lao Động Tỉnh Đồng Nai
- Xin giấy phép lao động cho giáo viên tiếng anh người New Zealand
- Tất tần tật những điều cần biết khi làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho chuyên gia IT tại Hồ Chí Minh
- Làm thế nào để cấp lại Giấy phép lao động cho người Uganda tại Bình Thuận nhanh chóng, tiết kiệm
- Bạn đã biết các thủ tục xin miễn Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Bình Thuận chưa?
- Những điều cần biết khi làm thủ tục cấp lại Giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Tiền Giang
- Hướng dẫn chi tiết hoàn thiện hồ sơ miễn Giấy phép lao động tại Tây Ninh
- Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài ở Đồng Tháp cần những giấy tờ gì?
- Một vài điều cần lưu ý khi hoàn thiện hồ sơ xin cấp lại Giấy phép lao động cho Giám đốc người nước ngoài
Tin cũ hơn:
- Gia Hạn GPLĐ Tại Hồ Chí Minh
- Làm GPLĐ Cho Người Anh Tại Sài Gòn
- Làm Giấy Phép Lao Động Cho Người Đài Loan Tại Hồ Chí Minh
- Làm GPLĐ Tại Hồ Chí Minh Theo Quy Định Mới Từ 01/04/2016
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người Jamaica tại Long An
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người Cu Ba tại Đồng Nai
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người Costa Rica tại Cần Thơ
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người Mexico tại Bình Dương
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người Canada tại Bình Phước
- Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người Mỹ tại Tp.Hồ Chí Minh