Trách nhiệm của người sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam

Đối với người sử dụng lao động thì ngoài việc tuyển dụng và xin cấp giấy phép lao động cho đối tượng người nước ngoài thì còn rất nhiều vấn đề liên quan đến trách nhiệm của họ đối với người nước ngoài như đóng thuế, khai thuế và quản lý lao động nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.

Tình trạng lao động nước ngoài tại Việt Nam hiện nay đang ngày tăng lên so với những năm trước đây, nếu quản lý lỏng lẻo có thể gây ra những vấn đề rủi ro không mong muốn, do vậy trách nhiệm của người sử dụng lao động nước ngoài chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Sử dụng lao động người nước ngoài tại Việt Nam

Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam tăng cao.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động nước ngoài được quy định như sau:

·     Thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

·      Hướng dẫn, cung cấp cho người lao động nước ngoài các quy định của pháp luật Việt Nam về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

·     Làm các thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động, xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

-   Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng được cử, điều động hoặc biệt phái làm việc toàn bộ thời gian tại một tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi người lao động nước ngoài đang làm việc hoặc làm vị trí công việc khác cho người sử dụng lao động thì thực hiện cấp giấy phép lao động theo quy định.

·      Nộp lệ phí cấp giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.

·     Thực hiện đầy đủ hợp đồng lao động đã ký kết với người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức theo quy định của pháp luật; gửi văn bản thông báo về việc ký kết hợp đồng lao động kèm theo bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đã cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

·     Quản lý hồ sơ và thường xuyên cập nhật, bổ sung các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức.

·     Quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức.

·      Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thu lại giấy phép lao động đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP của người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp trực tiếp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cấp giấy phép lao động đó. Trường hợp không thu lại được giấy phép lao động thì phải báo cáo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

·     Báo cáo định kỳ:

-    Người sử dụng lao động thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 6 tháng, trước ngày 05 tháng 7 và hằng năm, trước ngày 05 tháng 01 năm kế tiếp về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đóng trụ sở chính, thực hiện dự án, thực hiện gói thầu về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 16 ban hành;

-    Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động nhưng được cử, điều động hoặc biệt phái đến làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc cơ sở khác của người sử dụng lao động đó ở trong và ngoài tỉnh, thành phố với thời hạn ít nhất 10 ngày trong 01 tháng hoặc ít nhất 30 ngày cộng dồn trong 01 năm thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản về thời gian làm việc, vị trí công việc của người lao động nước ngoài đến làm việc tại tỉnh, thành phố và kèm theo bản sao giấy phép lao động đã được cấp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người nước ngoài đến làm việc.

Quý khách nếu muốn biết thêm về những thủ tục về cấp Giấy phép lao độnggia hạn giấy phép lao động,thẻ tạm trúvisa Việt Nam có thể click trực tiếp vào link trênNgoài ra có thể gọi điện đến đường dây nóng : 0906.847.588 hoặc gửi mail về địa chỉ thư điện tử giaypheplaodongnhanh@gmail.com để được giải đáp miễn phí.