Trình tự và thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Theo đó, các loại giấy tờ, tài liệu sau được đề nghị hợp pháp hóa:
- Là giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và sử dụng ở Việt Nam.
· Được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài cấp, chứng nhận.
· Mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của các cơ quan và người có thẩm quyền của nước ngoài phải được giới thiệu trước cho Bộ Ngoại giao.
Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự:
- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
- Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao:
Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
· 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định (Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định năm 2012);
· Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
· 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
· Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận (kèm theo 01 bản chụp);
· 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên (kèm theo 01 bản chụp).
Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao.
Nộp hồ sơ tại Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ ngoại giao ủy quyền
Quý khách nếu muốn biết thêm về những thủ tục về cấp Giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động,thẻ tạm trú, visa Việt Nam có thể click trực tiếp vào link trên. Ngoài ra có thể gọi điện đến đường dây nóng : 0906.847.588 hoặc gửi mail về địa chỉ thư điện tử giaypheplaodongnhanh@gmail.com để được giải đáp miễn phí.
Tin mới:
- Thông tin về thủ tục hải quan Việt Nam cho khách nước ngoài
- Những quốc tịch nước ngoài gặp khó khăn trong việc xin visa Việt Nam
- Những thông tin về thủ tục hải quan Việt Nam cho khách nước ngoài
- Thay đổi biểu phí xuất nhập cảnh tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017
- Mẫu công văn xin chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài đối với Doanh nghiệp Việt Nam
- Mẫu công văn chấp thuận sử dụng lao động người nước ngoài đối với Doanh nghiệp VN
- Đề xuất cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng điện tử
- Thông tin về Tạm trú và Thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Xử lý Các Trường Hợp Cấm Nhập Hoặc Xuất Cảnh
- Những thông tin về thủ tục hải quan Việt Nam cho khách nước ngoài
Tin cũ hơn:
- Hướng dẫn cấp phép sử dụng lao động người nước ngoài
- Không có hộ chiếu người nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm thế nào để có GP xuất nhập cảnh?
- Người nước ngoài quá cảnh qua Việt Nam muốn đi du lịch cần thủ tục gì?
- Quy định: Tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Giấy Phép Lao Động Cho Người Hàn Quốc Tại HCM
- Quy Định Mới Về Cấp Giấy Phép Lao Động Năm 2016
- Thẻ Tạm Trú Cho Người Philippines Tại Bình Dương
- Làm thẻ APEC cho người Việt Nam
- Làm GPLĐ Cho Người Đài Loan Tại KCN Nhơn Trạch Đồng Nai
- Gia Hạn Visa Vietnam Cho Người Philippines