Vài thắc mắc và bù trừ sáng

Phần 1: Mục lục

Phần 2: Overture 

Phần 3: Máy ảnh số và nhiếp ảnh số 

3.1Chọn máy ảnh 
3.2 Có những gì trong một dCam? 
3.3 Thẻ nhớ: không còn bí ẩn 
3.4 Sự khác biệt giữa máy ảnh số và máy ảnh cơ 
3.5 Xsync, Hsync, Exposure time, Flash photography 
3.6 Kính lọc 

Phần 4: Kỹ thuật chụp ảnh 
4.1 Kỹ thuật căn bản 
4.2 Nguyên tắc chụp ảnh 
4.3 Độ nét sâu của trường ảnh 
4.4 Tốc độ chụp ảnh 
4.5 Các chế độ đo sáng 
4.6 Các hiệu chỉnh khác 

Phần 5: Ngôn ngữ nhiếp ảnh 
5.1 Less is more 
5.2 Tương phản trong Nhiếp ảnh 
5.3 Quy tắc bố cục tranh phong cảnh 
5.4 Bố cục ảnh 
5.5 Yếu tố phụ trong bố cục 
5.6 Đường nét trong bố cục 
5.7 Bố cục và sáng tạo 
5.8 Các yếu tố hình họa của hình ảnh 
5.9 Những quy tắc, định luật Nhiếp ảnh 
5.10 Chụp ảnh chân dung 
5.11 Ánh sáng trong ảnh chân dung 
5.12 Chụp ảnh phong cảnh 
5.13 Chụp close up và ảnh hoa 
5.14 Chụp ảnh báo chí 

Phần 6: Xử lý ảnh 
6.1 Hiểu thêm về các thông số của ảnh 
6.2 RAW vs JPEG 
6.3 Kỹ thuật chuyển ảnh mầu sang đen trắng 
6.4 Kỹ thuật xử lý ảnh Đen Trắng trong buồng tối 
6.5 Tối ưu ảnh trước khi up lên site 
6.6 Làm border ảnh bằng Photoshop và vấn đề giữ exif 
6.7 Khắc phục Out nét 
6.8 Cứu ảnh bị xóa trên thẻ nhớ 
6.9 In ảnh tại Labs 

Phần 7: Mẹo vặt và hỏi đáp 
7.1 Kinh nghiệm chụp cho người mới bắt đầu 


7.2 Tạo hiệu ứng sao cho đèn đêm mà không cần kính lọc 
 

Với khẩu độ từ f8 trở lên khi chụp cảnh có đèn đêm, ánh đèn đã bắt đầu có hình ngôi sao lóe sáng.

Tất nhiên hiệu ứng còn phụ thuộc vào tốc độ bạn chọn 

Sau khi thử mẹo thứ nhất chúng ta có thể đi đến mấy kết luận sau:

- Cần phải có chân máy. 

- Chụp ISO càng thấp càng tốt. 

- Giá trị Khẩu độ càng lớn (f lớn) cánh sao càng dài. 

- Thờ gian chụp càng lâu cánh sao càng dài
 


7.3 Hiệu ứng zoom 
Đây là hiệu ứng chỉ có thể chụp bởi ống kính đa tiêu cự hay ống kính zoom. Ống kính một tiêu cự thì khóc thét rồi 

Ta có thể để máy ở tốc độ chậm và thay đổi tiêu cự trong lúc màn trập đang mở, sẽ tạo ra những vệt mờ ở tâm bức hình toả ra.

Hiệu quả này thêm thú vị nếu kết hợp với lia máy.

7.4 Mẹo đo sáng thay thế

Đa phần các máy đều có hệ thống đo sáng bên trong máy ảnh giúp chúng ta chọn lựa tốc độ và khẩu độ phù hợp cho film lộ sáng đúng.

Hệ thống này là đo ánh sáng phản chiếu (reflected light - đo xuôi) từ chủ đề "hắt" vào máy ảnh, gắn kính lọc nó sẽ điều chỉnh theo. 

Nhiều hãng sản xuất vật liệu nhiếp ảnh sản xuất một loại bìa để hộ trợ đo sáng gọi là bìa xám (gray card). Tấm bìa có hai mặt, một mặt màu trắng phản chiếu 90% ánh sáng, mặt màu xám trung bình giữa trắng và đen phản chiếu 18% ánh sáng rọi vào.

Vì lòng bàn tay ta, với màu da trung bình phản chiếu 18% ánh sáng như một mặt của tấm bìa xám nên có thể dùng để đo thay thế.

Lưu ý:

- Vì lượng sáng phản chiếu căn cứ theo ánh sáng trực tiếp (incident light), nên tay cũng phải đặt song song với chủ đề hay mặt phẳng được chụp ảnh. Đảm bảo lòng bàn tay nhận cùng lượng sáng như chủ đề.

- Với da trắng ta mở lớn thêm một khẩu độ, với da đen ta đóng nhỏ bớt một khẩu độ. Điều đó cũng có nghĩa là ta có thể dùng một chiếc khăn trắng (tôi dùng cái khăn lau ông kính), để đo thay thế cho cho bất kỳ vật trắng nào ở xa mà ta muốn giữ nguyên màu trắng khi in ảnh (chụp tượng Phật chẳng hạn).

Hay cởi bỏ cái áo đen khỏi người, ta có thể đo thay thế cho những vùng tối xẫm cần lấy.

Hay chúng ta có thể đo bụi cây ở gần để lấy màu xanh cho những cây ở xa.


Việc đo này sẽ cụ thể theo hướng dẫn của tùng loại máy ảnh. Và cũng lưu ý là phải luôn đảm bảo vật đo thay thế ở cùng nguồn sáng, cùng góc độ với vật thể được ghi hình.
 

 
7.5 Bồi đèn trong chụp tốc độ chậm 

Tôi chỉ xin giới thiệu sơ bộ để chúng ta có thể sử dụng và vận dụng. Đó là khi chụp ở tốc độ chậm trong bóng tối, chúng ta có thể chiếu sáng nhiều lần để tạo hiệu quả ảnh khác biệt. Ví dụ: khi chụp người đang múa, ta chụp chậm và nháy đèn 3 lần. Trong điều kiện ánh sáng tối sẽ xuất hiện người múa ở 3 tư thế khác nhau. Ngày trước chúng tôi còn bịt thêm cái giấy che buồng tối (màu đỏ) hoặc giấy làm đèn ông sao trước đèn... nó cung sẽ làm cho màu mặt, cơ thể của đối tương chụp ở mỗi động tác là khác nhau. Hiệu quả này khá thú vị các bạn hãy thử nhé.

Cùng cần nói thêm là trong chụp kiến trúc, nội thất thì việc bồi đèn để chiếu sáng những vùng tối cũng hay sử dụng. 



Tặng các bác cái hình minh họa strobe flash. 

Canon 20D 
Sigma EF 500DG Super Flash 
Mode Tv: 1sec 
Flash seq: 3Hz 
Power: ¼

7.6 Kính lọc màu cho đèn và ống kính: 
Bạn đã bao giờ nghĩ đến và bao giờ sử dụng chưa, nếu chưa thì hãy nên làm. Đại ý là chúng ta gắn kính lọc mầu vào ống kính, một kính lọc màu khác vào đèn. 

Tốt nhất là đèn xoay hoặc đèn trong studio để cho ánh sáng không "hắt" thẳng vào chủ thể.

Màu của hai kính đó thường là hai màu bổ túc cho nhau như cam - tím, xanh - vàng, đỏ - xanh lá cây....


7.7 Nghệ thuật xem ảnh 
Nghệ thuật nhiếp ảnh đã có mặt và đi vào đời sống, tâm hồn của những người yêu nghệ thuật trên toàn thế giới cũng như trên đất nước Việt Nam từ rất lâu. 

Tuy vậy, ngày nay vẫn còn rất nhiều người chưa thật hiểu thấu đáo về nghệ thuật nhiếp ảnh. 

Ngoài những kĩ thuật với máy móc, những sáng tạo xuất phát từ tâm hồn nghệ sĩ và con mắt nhậy cảm với cái đẹp của những nghệ sĩ nhiếp ảnh còn phải kể đến nghệ thuật xem ảnh, nó cũng là một "GU" thưởng thức nghệ thuật mà mỗi người mỗi khác nhau, nhưng có những nguyên tắc chung mà ai cũng phải tuân theo. 

Chắc bạn sẽ nghĩ rằng xem ảnh thì có gì mà không biết cách: cầm ảnh vào tay rồi đánh mắt nhìn chứ gì? 

Nhưng thật ra không chỉ đơn giản thế đâu: ảnh cũng giống như những vật ta luôn va chạm hàng ngày (nhìn đâu chẳng thấy ảnh: báo chí, sách vở, trên máy tính, ....); tuy tiếp xúc nhiều nhưng chúng ta vẫn chưa biết sử dụng chính xác. 

Kể cả những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp hay những nhà phê bình nghệ thuật (chứ chưa nói đến những người nghiệp dư) đều xem ảnh chưa đúng phương pháp. 

Về cấu tạo thì máy ảnh là một con mắt lớn: kích thước của ảnh in trên kính mờ phụ thuộc vào khoảng cách giữa vật kính và vặt cần chụp. Máy ảnh thu được hình phối cảnh của đồ vật lên tấm phim giống như hình ảnh mà "một con mắt" của chúng ta đặt ở vật kính nhìn thấy. 

Do đó, khi ta muốn nhìn tấm ảnh với những ấn tượng về thị giác hoàn toàn giống với nguyên vật thì chúng ta phải tuân theo một số nguyên tắc sau đây: 

1. Nhìn ảnh chỉ bằng "một con mắt"

Khi chúng ta nhìn ảnh bằng cả hai con mắt thì những tia sáng phát ra từ vật sẽ đi tới thuỷ tinh thể của cả hai mắt và cho một loạt tia ló tới điểm vàng nằm trên võng mạc. Những tia ló này được xuất phát từ những điểm cách xa nhau (khoảng cách giữa hai mắt) nên cho ta một bức tranh hoàn toàn phẳng, chứ không còn là hình ảnh có chiều sâu như bản chất của nó nữa. 

Ở đây mình sẽ không đi sâu giải thích kĩ hơn vì khái niệm này liên quan tới nhiều vấn đề phức tạp của quang học và về đặc điểm sinh lí đặc biệt của đôi mắt.

2. Phải đặt mắt trước ảnh một khoảng thích hợp.

Khi người nghệ sỹ ngắm chừng và bầm máy, trước mắt anh ta là phối cảnh chính xác của bức ảnh thực hoàn toàn. Nhưng khi chúng ta khi xem ảnh ở một khoảng cách không chính xác thì toàn bộ phối cảnh (Gồm cả những hiệu ứng đặc biệt mà người nghệ sĩ muốn thể hiện) sẽ bị thay đổi hoàn toàn.

**Vậy cần xem ảnh với khoảng cách chính xác là bao nhiêu? 

Muốn có được một ấn tượng về phối cảnh hoàn toàn giống với những gì người nghệ sỹ nhiếp ảnh đã ngắm chừng khi bấm máy,để thưởng thức những sáng tạo về bố cục và phối cảnh mà người nghệ sỹ muốn thể hiện thì ta phải nhìn ảnh dười một góc trông bằng đúng góc trông mà vật kính của máy ảnh đã "nhìn" hình trên kính mờ của buồng tối (Hay chính là góc trông mà vật kính "nhìn" vật được chụp). 

Như vậy hình của vật nhỏ hơn kích thứớc tự nhiên bao nhiêu lần thì phải đặt tấm ảnh cách mắt một khoảng nhỏ hơn khoảng cách từ vật đến vật kính của máy ảnh bấy nhiêu lần (Sử dụng định lý về tam giác đồng dạng ấy mà). Hay nói cách khác,cần phải đặt ảnh cách mắt một khoảng xấp xỉ bằng tiêu cự của vật kính (hai giá trị này càng gần nhau càng tốt). 

7.8 Tăng giảm bù trừ sáng (EV+/-) 
Nguyên tắc của việc hiệu chỉnh Ev sau khi đã có kết quả đo sáng tự động của máy ảnh là: 

- Nếu coi giá trị đo sáng "chuẩn" là "Ev-C" thì: 

Ev-C +2 1/2 Ev=trắng tinh; 

Ev-C - 2 1/2 Ev = tối đen. 

Tối đen -2 1/2 Ev // Ev-C // +2 1/2 Ev Trắng tinh 

- Nếu ta có một chủ thể xác định trước một phông thì hiệu chỉnh Ev được làm theo nguyên tắc: nếu phông sáng hơn chủ thể thì +Ev; nếu phông tối hơn chủ thể thì -Ev 

Bạn cũng nên biết rằng không tồn tại một giá trị đo sáng "chính xác" trong sáng tạo. Hiệu quả ánh sáng phụ thuộc duy nhất và ý đồ sáng tạo của bạn mà thôi. 

Hiệu chỉnh Ev có để lại "ảnh hưởng" trên ảnh, cụ thể là: +Ev sẽ làm giảm chi tiết trong các vùng ánh sáng cao, -Ev làm giảm chi tiết trong các vùng ánh sáng thấp. 


7.9 Bù trừ sáng (EV) 
Chế độ bù sáng không quá phức tạp nhưng lại có hiệu quả bất ngờ.

Mỗi một máy ảnh, từ máy bình dân tới SLR hay DSLR đều có khả năng đo sáng. Có nhiều tình huống như đo sáng điểm hoặc đo ma trận. Nếu đo ma trận, máy sẽ đo nhiều điểm và cho giá trị trung bình. Trong điều kiện thông thường, cách đo này sẽ là đúng

Tuy nhiên nếu bạn chụp các đối tượng có độ tương phản cao như chụp dòng sông dưới ánh nắng, chụp kim loại, chụp bãi biển,... bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy rằng hình ảnh cho ra không như ý muốn. Do độ chênh lệch sáng tối cao, máy tính toán sẽ không chính xác. Thông thường chủ thể bị tối với bức ảnh có nền sáng và chủ thể bị quá sáng với bức ảnh có nền tối. Trường hợp này sẽ phải sử dụng chế độ bù sáng EV để có ảnh với ánh sáng đúng hơn.

Các bác nào có kinh nghiệm xin chi giáo thêm để được học hỏi. 

Để có một bức ảnh rõ ràng với đủ các tông màu, có exposure đúng, nghĩa là phải có đủ lượng ánh sáng được thu vào phim hay image sensor. Điều này phụ thuộc vào độ nhạy sáng ISO và 2 yếu tố: tốc độ sập điều khiển khoảng thời gian mà ánh sáng chạy qua ống kính và kích cỡ cuả độ mở ống kính cho phép mức độ sáng. Bạn có thể điều khiển điều này một cách tự động hay bằng tay bằng cách chỉnh các thông số tương ứng.

Đo sáng: 

Ngày nay gần như máy ảnh nào cũng có thiết bị đo sáng được thiết kế sẵn bên trong. Quay ống kính về phía đối tượng cần chụp và thiết bị đo sáng sẽ tự động tính toán mức độ sáng. Bạn có thể chấp nhận thiết lập cuả máy và chụp. 

Nhiều người thích ảnh cuả họ hơi tối một chút (vd: Sicily198x) nhiều người khác thì lại thích ảnh sáng rõ ràng để có thể nhìn rõ vật chụp và mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên về nguyên tắc, ánh sáng tốt là ảnh làm sao mà mắt nhìn tuyết trắng, cỏ xanh hay một con báo đen với đầy đủ chi tiết. Nếu tuyết mà màu xám, cỏ nhợt nhạt hay con báo đen thành con báo xám thì coi như bạn đã đo sáng sai.

Midtone: 

Các thiết bị đo sáng cuả máy ảnh đã được lập trình sẵn để cho ra ánh sáng đúng cuả vùng midtone: là vùng mà ko quá sáng hay quá tối. Màu xám cuả tảng đá, vùng tối cuả tấm bêtông ví dụ thường là midtone. Một khuôn mặt rám nắng, cỏ xanh... có thể coi gần như là midtone (tất nhiên là tương đối thôi tuỳ trường hợp). Rất nhiều trường hợp, bạn chụp cảnh mà bao gồm cả vùng sáng và vùng tối, vd như khi bạn chụp đồng cỏ xanh, ng mặc quần áo màu sắc và bầu trời hơi sáng một chút thì những cảnh như vậy sẽ được máy đo sáng tương đối chính xác. Tuy nhiên có những trường hợp mà đo sáng cuả máy ko cho ra một bức ảnh tốt. Ví dụ khi vật chụp chỉ toàn trắng hay đen: Khi nào mà bạn định chụp tấm hình chủ yếu vật chỉ trắng hay đen hay một vùng rất lớn rất sáng hay rất tối, hầu hết hệ thống đo sáng cuả máy ảnh sẽ cho ra kết quả ko như ý. Nếu bạn chụp ẩu một cái ô tô màu đen, nó có thể sẽ bị xám, một thằng ng tuyết cũng có thể bị xám. Hay khi bạn chụp phong cảnh mà bầu trời rất sáng thì vùng nước ở dưới sẽ có thể bị tối vì đo sáng cuả máy cố gắng lấy ánh sáng trung bình theo midtone đã được lâp trình sẵn. Trong những trường hợp như vậy, bạn ko nên dựa vào đo sáng cuả máy để có độ phơi sáng đúng cho tấm ảnh.

Cách đo sáng trong trường hợp như vậy:

Tìm cái gì thay thế: Cách này đơn giản là bạn chĩ máy vào vùng midtone để đo sáng thay vì chĩa máy vào thằng ng tuyết chẳng hạn và đo sáng từ đó. Hay nếu bầu trời quá sáng thì bạn đo sáng vào phần còn lại. Tất nhiên đấy chỉ là cách mà bạn đã cho rằng phần còn lại là vùng midtone, cách chính xác hơn mà anh Amateur đã nói từ xưa là dùng bàn tay hoặc gray card. Dùng graycard để gần vật định chụp, cho máy đọc ánh sáng từ đó, ghi nhớ giá trị Fstop và shutter speed, rồi chụp dự trên 2 giá trị đó.

Lúc chĩa máy vào cái gray card, nhấn nút AE lock, máy sẽ chọn và khoá các giá trị đo được từ cái graycard, nếu ko biết AE lock ở đâu hãy xem lại manual cuả máy...

Trong trường hợp bạn ko có cả graycard (lẫn bàn tay ) hay bạn cũng chẳng biết đâu là vùng sáng vừa midtone thì theo tôi cách tốt nhất là bạn tăng sáng cho vật sáng để giữ cho chúng nó sáng và giảm sáng cho vật tối để cho chúng nó tối ( tức là dùng chức năng bù sáng: Exposure compensation hay tăng giảm Fstop hay shutter speed một cách tương ứng) 

Bộ đo sáng trong máy: 

Thiết bị đo sáng đo ánh sáng phản chiếu từ vật định chụp tuy nhiên thiết bị này cũng đọc và đo theo nhiều kiểu khác nhau.

Center weighted: Đo sáng sẽ đọc ánh sáng ở hầu hết khung hình nhưng favor chủ yếu vào phần trung tâm (vd: sẽ bỏ qua bầu trời rất sáng ở góc trên ). Do vậy đo sáng sẽ lấy trung bình ở phần khá rộng nên phơi sáng cuả ảnh cũng tương đối tốt ở nhiều trường hợp chụp ngoài trời.

Spot Meter: Thông thường sẽ có một cái vòng tròn ở giữa trong cái vỉewfinder chỉ ra đó là khu vực mà thiết bị đo sáng sẽ đo. Kiểu đo sáng này thích hợp khi mà bạn muốn đo sáng trong một khu vực nhỏ vd như mặt thằng bé bị ngược sáng hay graycard.

Evaluative ( hay multizone hay matrix...): Đo sáng đánh giá các mẫu ánh sáng trong khung hình và thiết lập thông số bằng AI ( thông minh nhân tạo) Vd: chế độ này sẽ bỏ qua vùng cực sáng ở trong tấm hình và chỉ tính sáng ở phần còn lại. Thông thường, chế độ này cho đo sáng chính xác hơn chế độ centerweighted khi bắn nhanh. Các cameras ngày nay đo rất chính xác và biết tự động bù sáng ở chế độ này.

Bracketing Exposure: 

Là gì? Là bắn cùng một cảnh 3 tấm khác nhau với mỗi tấm ảnh một mức độ sáng tối khác nhau. Thiết lập chế độ này, có thể chuyển từ 1/3, 1/2, 1 stop... và chỉ việc xạch xạch xạch... 

Cuối cùng, có vài thiết bị đo sáng ngoài, bạn có thể mua và xài thử chơi nếu thích. Trên đây là cơ bản về đo sáng mà tôi được biết, mong các bác nào có kinh nghiệm thêm thắt bổ sung phần nâng cao cho mọi ng cùng học hỏi.

Bổ sung 1 chi tiết nhỏ cho bài viết rất chi tiết của Ravine_79.

Chế độ đo sáng Center Weight đo sáng sáng theo trung tâm điểm đo mình chọn rồi lấy thêm ra 1 vùng xung quanh như đã giải thích. Vùng này đa số có diện tích 9-10% của khung ảnh. Điều này nhiều khi quan trọng vì nếu chủ thể của bạn nhỏ quá mà phần xung quanh sáng quá hay tối quá so với chủ thể thì bạn nên dùng Spot Metering cho chính xác vì sợ rằng 10% khung ảnh cũng có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của máy đo.

Ghi chú dí dỏm: nếu bạn nào đi chụp hình mà không có tay để đo sáng thì... cầm tay cô người mẫu mà đo sáng... đảm bảo chính xác. Hahaha

Thôi, các bác cho tôi giải thích theo cách hiểu của tôi như thế này, các bác xem có OK không nhé.

Bình thường, khi các bác chụp, các bác thường chỉnh độ mở ống kính và để cho máy tự động đưa ra thông số tốc độ. Vậy dựa vào đâu mà máy lại lấy thông số tốc độ? Nó dựa vào cái màu sắc trong khuôn hình mà chúng ta đang ngắm. Trong đa số trường hợp thông thường, máy ảnh chọn đúng tốc độ dẫn đến bức ảnh đẹp đó là trường hợp 1: Máy ảnh đúng.

1. Máy ảnh đúng: Đây là trường hợp khi chúng ta ngắm một phong cảnh đẹp, ánh nắng OK (không quá tối, không quá sáng), các thành phần, chủ thể trong ảnh (khung ngắm) có độ chênh lệch về độ sáng tối không nhiều thì máy ảnh thường đúng trong trường hợp này. Khi này ta chẳng phải bù trừ gì cả.

2. Trường hợp sáng nhiều hơn tối: Ví dụ cho trường hợp này là bạn chụp một cậu bé đứng trước một bức tường sáng choang, bức tường đó lớn hơn cậu bé đó khá nhiều (về tỷ lệ) vậy trong trường hợp đó máy ảnh tính toán như sau: Khuôn hình là 100%, 85% sáng (bức tường), 15% tối (cậu bé) vậy cần phải đưa ra tốc độ nhanh hơn để ít sáng đi. Kết quả là: Cậu bé bị tối và bức tường thì có vẻ là OK. Ảnh ta sẽ bị hỏng vì chủ thể cậu bé lại bị tối. 

Trong trường hợp này, ta "bắt bài" máy ảnh, biết nó sẽ cho ảnh tối hơn thông thường thì ta tăng sáng lên chút đỉnh (bao nhiêu thì do kinh nghiệm, tôi không phải người có kinh nghiệm) gọi là tăng EV lên +.

3. Tối nhiều hơn sáng: Trường hợp này thì ngược lại trường hợp trên.

Đây là kinh nghiệm của cá nhân tôi, tôi chỉ biết mỗi vậy, sai đúng thì các bác sửa để tôi rút kinh nghiệm thêm. Thanks!

Nếu OK thì các bác động viên chút cho máu, tôi xin chia sẻ tiếp.

Các bác cứ hình dung thế này nhé. Tăng EV là để ảnh sáng hơn, vậy tại sao ảnh lại sáng hơn? Chả lẽ vẫn thông số đó mà ảnh lại sáng hơn được à, vô lý quá. Vậy thực chất của việc tăng EV là gì?

Ví dụ ta chọn AV mode, khẩu mở f3.5, máy tính ra tốc độ 1/125 -> ảnh tối. Lúc này mà ta mở khẩu ra thì máy lại tính lại tốc độ nên kết quả chả khác gì. Vậy thì làm thế nào để máy tính ra đúng tốc độ mong muốn -> tăng EV lên. Động tác này bảo cho máy biết là nó đang tính sai rồi -> ảnh ra tối -> tính lại tốc độ đi. 

Nếu ở TV mode thì máy sẽ tính lại khẩu cho phù hợp, ở đây xảy ra trường hợp này. Ví dụ ta để tốc độ là 1/60 -> máy tính ra khẩu là f1.8 và f1.8 cũng là mở hết cỡ rồi -> giờ ta chỉnh EV lên 2 stop chăng nữa thì ảnh vẫn cứ tối như cũ vì máy không thể nào mở khẩu thêm được nữa.




Exposure Value (Ev)

Trong nhiếp ảnh, sự kết hợp của độ mở ống kính và tốc độ chụp cho ta một đại lượng đặc trưng gọi là Exposure value (Ev). Ev 0 là khi ta đặt khẩu độ là 1 ở tốc độ chụp là 1 giây. Ev được tính bằng kết hợp hai hàm logarit của giá trị độ mở ống kính (Apeture value) và giá trị của thời chụp (Time Value). 

EV = Av + Tv

Gọi N là trị số khẩu độ ( f-number) ta có Apeture value:



Nếu t là thời chụp tính bằng giây ta có Time Value:



Các công thức trên chỉ để tham khảo. Trong thực tế thì bạn chỉ cần hiểu là với khi bạn mở ống kính thêm một khẩu độ thì thời gian chụp phải giảm đi một nửa (hay ngược lại) thì Ev không thay đổi. Các bạn cần lưu ý một điểm mà các bạn mới chụp hay nhầm lẫn là mở ống kính thêm một khẩu nghĩa là giảm f-number một stop. Ví dụ như từ f/8 về f/5.6.

Ánh sáng tác động vào film còn phụ thuộc vào độ nhạy sáng của film. Độ nhạy sáng của film thì đơn giản như khẩu độ hay tốc độ chụp là tăng gấp đôi thì lượng sáng vào sẽ tăng gấp đôi. Film 100asa thì gấp đôi 50asa, 200asa thì gấp đôi film 100asa... Tùy thuộc vào điều kiện chụp khác nhau sẽ có những chọn lựa khác nhau.Tuy nhiên để đơn giản thì các bạn mới chụp nên căn cứ vào mức chuẩn 100asa.

Quay lại độ sáng của hình chụp, đó là kết quả của việc dựa vào ánh sáng của chủ đề, độ nhạy sáng của film, khẩu độ và tốc độ chụp. Độ nhạy sáng của film thì tất nhiên là càng thấp thì hình ảnh càng mịn. Nhưng không phải điều kiện nào cũng có thể chọn lựa film có độ nhạy thấp được. Chúng ta sẽ quay trở lại vấn đề này trong bài nói về film. Còn bây giờ để đơn giản thì hãy chọn film 100asa và quan tâm đến khẩu độ và tốc độ. 

Dưới đây là bảng giá trị Ev để các bạn tham khảo:



Trong bảng trên, các giá trị Ev giống nhau sẽ nằm trên một đường chéo từ góc dưới bên trái sang góc trên bên phải. Ngay tại một Ev nào đó trong bảng, dóng thẳng sang bên trái và thẳng lên phía trên bạn sẽ tìm được một cặp Khẩu độ và tốc độ tương ứng. Nhìn trong bảng bạn sẽ thấy có nhiều cặp khẩu độ khác nhau cho cùng một Ev..... 

Copyright asahinguyen @ photo.net- 5/2005

Như vậy giống như bác dauducquan đã nói, trường hợp nền chiếm phần lớn, hay trường hợp nền chênh sáng rất mạnh so với chủ thể, muốn đo sáng đúng chủ thể thì phải tăng giảm Ev, em ít chụp Tv, vì em thuờng xài ống kính có khẩu độ manual, vặn tay ko set được trên máy nên hoặc Av hoặc M. Nếu M thì chịu rồi, còn nếu Av thì khi giữ nguyên khẩu độ, chụp ảnh bị sáng quá( hay tối quá), tăng giảm Ev sẽ thay đổi tốc đọ màn trập==) giúp ảnh ra ánh sáng hợp lý. Tv thế nào em chưa thử

Bàn về ánh sáng âm và ánh sáng dương, tiếng Anh gọi là low-key và hi-key, thức là làm ảnh sáng hay tối hơn rất nhiều so với bt, để thể hiện ý đồ riêng của tác giả, có thể dùng M làm điều này, nhưng thường họ sẽ cộng trừ Ev tiện hơn và nhanh hơn.

Ánh sáng là một trong những yếu tố quyết định của một tấm ảnh đẹp. Lấy sáng cho đúng là một công đoạn quyết định. Trong nhiều trường hợp, chúng ta hay ỷ lại vào kỹ thuật đo sáng của máy ảnh và chỉ chăm lo đến bố cục, góc chụp mà thôi. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc đo sáng tự động hoàn toàn không thể cho ra được một bức ảnh như ý. Do đó đo sáng bằng tay là một trong những kiến thức quan trọng đối với những ai có mong muốn kiểm soát được chất lượng của bức ảnh. 

Mắt người có thể phân biệt được khoảng 15 bậc độ sáng, mỗi bậc tương đượng với một nấc khẩu độ hay tốc độ (VD: 1/4-1/5.6 hay 1/125-1/250). Trong khi đó sensor của máy ảnh số hay phim chỉ có thể phân biệt được một khoảng contrast tối đa là 7-8 bậc mà thôi. Khoảng contrast ghi nhận được gọi là dynamic range. 

VD Máy Canon 350D có thể ghi nhận được từ EV0 đến EV20 (xem bảng số liệu cua Anhhang). Tuy nhiên trong trong số 20 bậc này, một bức ảnh chỉ có thể có thể cho ra chi tiết tốt trong một khoảng contrast tối đa là 8 bậc. 

Ansel Adam đưa ra lý thuyết về vùng sáng (Zone system), theo đó độ sáng được chia ra làm 11 vùng, đánh số từ 0-10. Khoảng contrast tối đa mà máy ảnh có thể ghi nhận được chỉ có 7-8 vùng trong số đó mà thôi. Chính người chụp sẽ quyết định sử dụng các vùng đó như thế nào để đạt được yêu cầu sáng tác. 

Trong nhiều tình huống cụ thể khi contrast của cảnh vượt quá giới hạn dynamic range của máy (VD chênh lệch 10 độ sáng chẳng hạn) thì có ba khả năng xảy ra:

1. Nếu ta đo sáng vào vùng có độ sáng trung bình thì những vùng quá tối (0,1) sẽ biến thành các mảng đen kịt trong khi đó các vùng quá sáng (9, 10) sẽ hoàn toàn bị cháy trắng và không còn chi tiết.

2. Nếu ta đo sáng vào vùng tương đối tối (vùng 3 chẳng hạn) thì máy ảnh sẽ chỉnh thông số lấy sáng để làm rõ chi tiết vùng này. Kết quả là chúng ta có thể ghi nhận được chi tiết từ vùng rất tối (vùng 0) đến vùng sáng trung bình (vùng 7). Các chi tiết có độ sáng từ vùng 8 trở lên sẽ hoàn toàn bị xóa trắng.

3. Nếu ta đo sáng theo vùng tương đối sáng (VD: vùng 7) thì máy ảnh sẽ tự set các thông số sao cho vùng đó có độ sáng trở thành trung bình (vùng 5). Điều này tương đương với việc máy đã giảm độ sáng thực khoảng 2 stop (2 mức khẩu độ hoạc 1/4 thời gian lấy sáng) để trở thành độ sáng trên phim. 

Theo phương án đo sáng 1 (PA thường được dùng nhất) thì chỉ có những chi tiết có độ sáng trung bình là được ghi nhận. Nhưng nhiều khi những chi tiết đắt giá nhất của bức ảnh lại nằm trong vùng hơi sáng hoặc hơi tối, bức ảnh được xem là không đạt yêu cầu.

Theo PA đo sáng 2, chi tiết của vùng hơi sáng bị xóa sạch. Nếu chúng ta muốn lấy thêm chi tiết ở vùng hơi sáng, có thể chỉnh lại các thông số lấy sáng để cân bằng lại. Ví dụ nếu ta giảm 1 EV (giảm một nấc khẩu độ hoặc thời gian). Như vậy chúng ta sẽ ghi nhận bớt đi vùng tối 0 nhưng tăng thêm chi tiết ở vùng 8. Khoảng contrast ghi nhận được là 1-8 thay vì 0-7 như trong trường hợp không bù sáng. Nếu tăng 2 EV thì vùng được ghi nhận trên máy ảnh sẽ là 2-9. Tăng EV được gọii là bù sáng dương, giảm EV là bù sáng âm. 

Trường hợp tăng EV khi đo vào vùng sáng cũng được lý giải tương tự nhưng theo hướng ngược lại.

Phương pháp đo sáng bình quân (Evaluative hay matrix) chia toàn bộ đối tượng ra thành nhiều vùng nhỏ, xác định độ sáng của các vùng nhỏ này và lấy trung bình theo một thuật toán định sẵn trong máy. 

Như vậy nếu vùng sáng chiếm tỷ lệ cao thì các đối tượng tối sẽ mất hết chi tiết và ngược lại.

Lưu ý rằng độ sáng mà máy ảnh ghi nhận được là cường độ sáng phản xạ lại từ đối tượng. Do đó các đối tương có màu khác nhau trong cùng một điều kiện chiếu sáng sẽ cho ra các thông số chụp khác nhau trong máy. Màu được xem là trung tính là màu xám (127,127,127), ứng với mức độ phản xạ là 18%.

Các đối tương màu trắng như tuyết, mặt nước... có mức độ phản xạ cao hơn nên thường đánh lừa được máy ảnh. Nếu chụp các đối tượng này ảnh thường bị thiếu sáng. Do đó sau khi đo sáng xong, cần tăng thêm 1-2 EV. 

Ngược lại các đối tương màu đen lại có độ phản xạ nhỏ nên nếu chụp tự động ảnh có thể bị dư sáng. 

Chúng ta có thể làm một thí nghiệm kiểm tra nhỏ như sau: 

- chọn ra các tấm bìa có màu sắc khác nhau đặt cạnh nhau trong cùng một điều kiện nguồn sáng. 

- Chọn chế độ đo sáng điểm (spot) hay vùng nhỏ (partial) để ghi nhận lại cách mà hệ thống đo sáng cảm nhận trên mỗi màu sắc khác nhau.

Tóm lại: kỹ thuật đo sáng điểm và hiệu chỉnh EV để đạt được độ sáng tốt cho vùng quan trọng nhất của bức ảnh là một kỹ thuật căn bản và quan trọng, đặc biệt là trong điều kiện contrast của ánh sáng tự nhiên quá cao (chụp ngược sáng...) hay trường hợp đối tượng có màu chủ đạo có độ phản xạ khác với màu xám trung tính.

Lý thuyết đơn giản về lấy sáng cho máy ảnh khuyên ta nên đo sáng: 

- hoặc là vào đối tượng quan trọng nhất, chấp nhận hy sinh một phần các mảng còn lại. 

- hoặc đo sáng vào vùng 7 (vùng sáng còn phân biệt được chi tiết) sau đó tăng 2 bậc EV để bù lại. 

- Hoặc đo sáng vào vùng midtone (vùng 5) và chụp theo các thông số ghi nhận được. 

- Hoặc đo sáng vào vùng hơi tối (vùng 3) và giảm 2 bậc EV.

Trong trường hợp cần hy sinh một phần chi tiết thì nên tranh thủ lấy phần sáng. Đối với ảnh số thì một mảng tối có thể cứu vãn được phần nào bằng photoshop; nhưng một mảng sáng đã bị cháy thì vô phương cứu chữa! Nguyên tắc này được gọi là "Expose to the right" tạm dịch là đo sáng theo vùng sáng.

Tôi xin tiếp tục:

Một ví dụ điển hình của tôi thấy là: các bác hay thấy đại cao thủ chụp những bức ảnh mặt người rất đẹp nó nội dung như sau: 

Ở viền khuôn mặt có ánh sáng nhỏ mỏng và mạnh rất đẹp (các bác ấy gọi là "ven") còn phần còn lại của mặt thì hơi tối 1 chút. Back ground thì đen xì. Thường được giang hồ vote đến hàng trăm điểm. 

Thực chất bức ảnh đó như sau:

Trên thực tế nếu để chế độ bình thường (kô EV gì hết) thì máy ảnh nhận thức khung hình như sau: Back ground đen, da mặt trung bình và "ven" sáng. Nó lập tức chụp một bức hình là "ven" cháy, da mặt hơi sáng, background mờ mờ đủ rõ một vài chi tiết "không cần thiết". Kết luận bức này sẽ bị xấu vì ta muốn background đen xì, da mặt OK và "ven" không cháy.

Để được như ý, ta chỉnh EV xuống âm - thì đương nhiên backgroud mờ mờ kia sẽ thành đen xì (che đi những thứ không cần thiết), da mặt chuẩn và cái "ven" kia sẽ ngon lành. Kết quả là giang hồ nhảy vào vote ầm ầm thôi.